Chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời đại 4.0
Chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ số vào mọi lĩnh vực của doanh nghiệp, thay đổi cơ bản cách vận hành và quản trị có bài bản và hệ thống hơn. Đây là một sáng kiến chiến lược quan trọng, chuyển đổi số – một thuật ngữ chung để mô tả việc triển khai các công nghệ mới về quản trị nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh và làm hài lòng khách hàng – đã trở nên quan trọng hơn trong đại dịch COVID-19.
Hạ tầng, nền tảng phát triển nền kinh tế số của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Nghiên cứu về nền kinh tế số các nước Đông Nam Á của Ngân hàng Thế giới (2019) đã đánh giá những tiến bộ các nước trong khu vực đạt được trong việc xây dựng nền tảng và các yếu tố thúc đẩy nền kinh tế số. Các yếu tố bao gồm: Mức độ kết nối, Phương thức thanh toán, Logistics, Kỹ năng, Chính sách và quy định hiện hành cần thiết cho một nền kinh tế số phát triển (bảng trang 10). Dựa vào các chỉ báo kỹ thuật số, chính phủ các nước có thể nhận biết được hiện trạng phát triển nền kinh tế số nhằm đưa ra các kế hoạch hành động, chính sách, quy định cụ thể thúc đẩy nền kinh tế số của mình bắt kịp với các nước trong khu vực.
Chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp Hải Phòng
Cụ thể, đối với chỉ số Mức độ kết nối, hơn một nửa dân số khu vực Đông Nam Á có quyền truy cập vào internet trực tuyến thông qua băng thông rộng di động và sự phát triển của điện thoại. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại các điểm yếu như kết nối tới các cơ sở dữ liệu cho băng thông rộng cố định còn đang hạn chế, tụt hậu, cũng như chất lượng và khả năng chi trả của người sử dụng còn hạn chế.
Với sự phổ biến của công nghệ số, chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh và mô hình quản trị đòi hỏi chính phủ các nước xem xét lại phương pháp tiếp cận truyền thống đối với việc dạy và học. Nhu cầu thay đổi nhanh chóng tại nơi làm việc yêu cầu nguồn nhân lực linh hoạt và có khả năng thích ứng, đặc biệt là các kỹ năng số. Cần phải hiểu việc xây dựng và kết hợp kỹ năng phù hợp với nền kinh tế số là một thách thức lâu dài không chỉ với các nước trong khu vực, do vậy, chính phủ và các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị các kỹ năng số cần thiết cho người dân và nhân viên của mình.
Các bộ luật và quy định về giao dịch điện tử đã được ban hành trên khắp khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, các chính sách và quy định về dữ liệu phần lớn vẫn chưa thực sự phát triển tại khu vực này, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế số. Để có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, chính phủ các nước cần chú trọng xây dựng các chính sách và quy định về giao dịch điện tử, dữ liệu xuyên biên giới, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu và người tiêu dùng, v.v.
Hạn chế của Việt Nam trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư vào chuyển đổi số bỏ ra khá cao
- Hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại chưa phát triển
- Khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng
- Nguồn lực chuyển đổi số còn hạn chế
- Doanh nghiệp quản lý, quy trình nghiệp vụ chưa được hệ thống hóa
- Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về công nghệ số
Phân tích cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong chuyển đổi số
Có thể thấy rằng ưu điểm ngày nay của các doanh nghiệp trong chuyển đổi số nằm việc nhận ra giá trị về các xu thế chuyển đổi số và đánh giá được vai trò chủ chốt của nó. Theo các cuộc khảo sát mới nhất, kết quả của chuyển đổi số trên lĩnh vực tiếp thị, phân phối và bán hàng được áp dụng hiệu quả. Năng lực ứng dụng công nghệ số vào kết nối thông tin với khách hàng và nhà cung cấp hay khả năng áp dụng phần mềm vào các nghiệp vụ quản lý cơ bản đều được hầu hết các doanh nghiệp đáp ứng. Tuy nhiên, các yếu tố như năng lực quản trị nội bộ, cơ cấu doanh nghiệp và hệ thống doanh nghiệp vẫn tồn tại nhiều bất cập để có thể chuyển đổi số toàn diện.
Thêm vào đó, công nghệ thông tin được đánh giá chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Tầm quan trọng của dữ liệu vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn khi chỉ số ít doanh nghiệp có chính sách quản trị riêng biệt và ứng dụng phân tích dữ liệu vào trong các hoạt động của mình. Các vấn đề về rủi ro và an ninh mạng cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và có chính sách để quản lý mặc dù đây là một trong những nhân tố cần được chú ý đến trong hệ thống công nghệ của bất cứ doanh nghiệp phát triển nào.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng vấp phải những thách thức nhất định đến từ sự thiếu hụt các hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của mình. Hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam chưa có được nguồn vốn hỗ trợ tương xứng với nhu cầu đầu tư cho thực hiện chuyển đổi số. Khả năng tiếp cận các chuyên gia, tài liệu và thông tin hỗ trợ về chuyển đổi số còn gặp nhiều hạn chế. Các giải pháp công nghệ số trên thị trường hiện nay vẫn được cho là rời rạc, chưa mang tính kết nối, dẫn đến thách thức của nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi số.
Thực trạng chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy một tỷ trọng không nhỏ các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối. Cụ thể:
- Khoảng hơn 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho hoạt động quản lý bán hàng
- Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee,…
- Dù chưa có các thống kê, một tỷ trọng lớn các doanh nghiệp Việt Nam (hàng trăm nghìn doanh nghiệp) đã sử dụng tiếp thị số (digital marketing) như là một phương pháp tiếp thị quan trọng (chiếm khoảng hơn 20% trong tổng chi tiêu quảng cáo tại Việt Nam) trong hoạt động tiếp thị, bán hàng; các nền tảng tiếp thị số chủ yếu có thể nói đến như Facebook, Google, Youtube, Tiktok, Instagram, 24h,….
Đối với chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp, dù rằng việc chuyển đổi còn chậm, thể hiện qua số lượng không nhiều các doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp ERP, HRM, E-Office, Myxteam, Getfly, phần mềm chấm công, tính lương,…có một tỷ lệ tương đối lớn các doanh nghiệp đã chuyển đổi số hoạt động quản trị, vận hành nội bộ ở mức cơ bản, thể hiện qua những thống kê sơ bộ:
- Hơn 60% doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế toán, trong đó có gần 200.000 doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Misa
- Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp khác nhau
- Hầu như các doanh nghiệp đều đã trang bị và sử dụng chữ ký số
- Các phần mềm khai báo thuế trực tuyến, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến được ứng dụng tại đại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bên cạnh các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành, nhiều doanh nghiệp nhìn nhận chuyển đổi số như một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, các doanh nghiệp logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch và sản xuất, v.v. hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động. Dù những hoạt này mới chỉ bắt đầu nhưng đã thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng một tương lai không xa sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp với những mô hìnhkinh doanh đột phá, dịch chuyển hoàn toàn sang mô hình kinh doanh trên môi trường số.
Tư vấn chuyển đổi số tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn chuyển đổi số quản trị doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ Email: daotaodoanhnhanhpm@gmail.com
HOTLINE hỗ trợ miễn phí: 0936 636 232