TRỞ THÀNH MỘT NHÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGHIỆP
Làm cách nào để trở thành một nhà quản lý giỏi? Làm thế nào để chuyên nghiệp hơn khi quản lý đội ngũ nhân sự?
Trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp
Quản lý chuyên nghiệp không chỉ là những người biết giao việc, biết giám sát. Hơn thế, họ phải là những người đồng hành cùng nhân viên trong công việc. Dưới đây, HPM EDU đã đưa ra một số vấn đề trong quản trị nhân sự mà những nhà quản lý chuyên nghiệp cần lưu tâm.
Động lực làm việc và tâm lý hành vi
“Động lực là những lực tâm lý tạo ra quá trình phức tạp của những suy nghĩ và hành vi có định hướng mục tiêu. Các quá trình này xoay quanh các nội lực tâm lý và môi trường bên ngoài để xác định hướng đi, sức mạnh, và mức độ bền bỉ trong hành vi cá nhân đối với một mục tiêu cụ thể.” Việc có động lực sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề nhân viên làm việc không tập trung, kém hiệu quả dẫn đến tiến độ công việc bị trì trệ.
Tuy nhiên, một số nhà quản lý dường như ít quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho nhân viên mà chỉ chăm chăm vào kết quả đạt được.
Nguyên tắc & quy trình tạo động lực làm việc
Tạo động lực cho nhân viên là nhiệm vụ nhằm khơi dậy tinh thần, củng cố tinh thần của nhân viên để giúp họ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, giúp họ khám phá những tiềm năng bên trong của mình. Khi được quản lý quan tâm, huấn luyện và kèm cặp đúng cách, nhân viên sẽ có cơ hội phát huy sức mạnh tuyệt đối của mình, tạo ra sự thành công trong công việc đồng thời đem lại giá trị giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Ngoài ra, việc tạo động lực cho nhân viên còn giúp xây dựng sự đoàn kết và mang lại hiệu quả trong công việc của tập thể, đội nhóm.
Vì vậy, ngoài tập trung vào thành tích, mỗi nhà quản lý nên biết cách tạo động lực cho nhân viên. Một số nguyên tắc bạn có thể tham khảo:
- Nguyên tắc 1: Tạo được lòng tin và kết nối với nhân viên
- Nguyên tắc 2: Tạo động lực dựa trên nhu cầu của nhân viên
- Nguyên tắc 3: Tạo động lực dựa trên tính cách của nhân viên
Quy trình tạo động lực cho nhân viên nên thực hiện theo những bước sau:
B1: Đánh giá các yếu tố tâm lý, điều kiện làm việc.
B2: Giải quyết các vấn đề gây ra sự không hài lòng.
B3: Ghi nhận các thành tựu.
B4: Tìm thêm yếu tố thúc đẩy nhân viên.
B5: Cải thiện phong cách lãnh đạo.
Tuy duy đúng về quản trị thành tích nhân viên
Một quy trình quản trị thành tích hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao sự gắn bó của nhân viên, mà còn đạt được các chỉ số kinh doanh quan trọng.
Quản trị thành tích nhân viên là một quy trình quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cần đảm các mục tiêu ưu tiên của tổ chức được triển khai nhất quán thành các ưu tiên của phòng, ban và từng nhân viên.
Vấn đề là đánh giá sao để đảm bảo công bằng, phù hợp, tạo động lực làm việc cho nhân viên
Kỹ năng đánh giá và phản hồi nhân viên
Đánh giá hiệu quả công việc được tiến hành nhằm: (1) phản hồi tới nhân viên về hiệu quả làm việc của họ; (2) xác định các nhu cầu đào tạo; (3) các kết quả bằng văn bản; (4) xác định tăng lương hoặc thưởng khác; (5) tổ chức tọa đàm giữa nhân viên và ban quản lý công ty; (6) phê chuẩn phương pháp chọn người của tổ chức; (7) cung cấp cơ sở cho các quyết định khác như đề bạt, tăng lương, kỷ luật.
Khi đánh giá và phản hồi nhân viên, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đừng chờ đợi
- Hãy cụ thể
- Tập trung vào hiệu suất, không phải tính cách
- Duy trì phản hồi tích cực và tiêu cực theo tỉ lệ 4:1
- Lắng nghe sau khi đưa ra phản hồi
Mô hình EDAC trong huấn luyện nhân viên tại môi trường sản xuất
Explain – Giải thích
Bước đầu tiên trong mô hình EDAC là bước trao đổi của người huấn luyện với người được huấn luyện nhằm thống nhất mục đích huấn luyện. Phải giải thích, nêu rõ các bước quy trình với người được huấn luyện để thống nhất hoạt động.
Như trong việc huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng: Người quản lý sẽ trao đổi với nhân viên bán hàng, chỉ ra các điểm yếu , các điểm mạnh của nhân viên và các điểm cần cải thiện. Từ đó trao đổi lấy ý kiến và giải thích các khúc mắc, phản hồi của nhân viên. Sau khi thống nhất được nội dung và mục đích huấn luyện thì người huấn luyện phải nêu được rõ các bước, quy trình và cách thức thực hiện.
Demonstrate – Làm mẫu
Người huấn luyện phải có trách nhiệm làm mẫu và giải thích cách làm từng bước, chỉ ra các điểm cần lưu ý và tiêu chí đánh giá cho người được huấn luyện. Phải giải đáp được những thắc mắc mà người được hướng dẫn đặt ra. Vai trò quan trọng của người huấn luyện ở bước này là quan sát, đánh giá và nhận xét rõ ràng cho người được huấn luyện. Từ các bước của một quy trình chuẩn với những kỹ năng cần đạt được từ đó đưa ra những ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm cho người được huấn luyện.
Apply – Áp dụng
Bước này yêu cầu người được huấn luyện nói ra các bước trước khi thực hành thực tế. Người huấn luyện lưu ý không được can thiệp vào quá trình thực hiện của người được huấn luyện đến khi hoàn thành tất cả các bước.
Consolidate – Đúc kết
Bước cuối cùng trong mô hình EDAC, sau khi người được huấn luyện đã thực hành xong thì người huấn luyện sẽ tiến hành nhận xét. Rồi đúc kết chỉ ra những điểm tốt và những điểm cần cải thiện. Trong quá trình đó người huấn luyện phải ghi nhận những phản hồi của người được huấn luyện, giải thích cũng như chia sẻ những kinh nghiệm. Lúc này lại bắt đầu với bước Giải Thích theo mô hình EDAC.
HPM EDU – CHUYÊN ĐỀ “CHÂN DUNG QUẢN LÝ CẤP TRUNG”
Qua những kiến thức thực mà HPM EDU đã tổng hợp và nghiên cứu như trên, có thể khẳng định rằng quản lý tầm trung chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Ngày 27/11 vừa qua, HPM EDU phối hợp cùng Shinetsu đã tổ chức thành công chương trình “Chân dung quản lý cấp trung” do TS Nguyễn Mạnh Hiền giảng dạy. Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của 40 học viên tham gia, HPM EDU tin chắc sẽ luôn mang đến giải pháp hữu ích trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho công ty bạn. Liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!
HPM tự hào là đơn vị uy tín trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp, sẵn sàng đồng hành để góp phần nâng cao chất lượng doanh nghiệp toàn quốc trong thời đại công nghệ 4.0!
XEM THÊM: http://giamdocdieuhanh.hpm.edu.vn/
——————–