Hotline: 0936.636.232

Quản lý cấp trung là gì và có cần thiết cho doanh nghiệp hiện đại?

Quản lý cấp trung là gì? Quản lý cấp trung gồm những ai? Và họ có thực sự cần thiết trong một doanh nghiệp? Để vận hành và phát triển một doanh nghiệp hiện đại cần có mô hình linh hoạt, sáng tạo và định hướng rõ ràng. Trong đó bộ phận nhân sự của doanh nghiệp rất được chú trọng. Bởi tất cả nhân viên là nền móng, là viên gạch đóng góp cho sự phát triển của một doanh nghiệp ngày càng thành công vượt bậc hơn. 

Quản lý cấp trung là gì và vai trò quan trọng của đội ngũ quản lý cấp trung

1. Quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung là vị trí giữ vai trò thực hiện, chuyển tải, giám sát, điều phối những nhiệm vụ, thực hiện hóa những chiến lược từ ban lãnh đạo đến với các nhân viên dưới quyền. Họ phải đảm bảo các nhiệm vụ được giao sẽ thực hiện một cách tốt nhất bởi những nhân viên cấp dưới. Trong quá trình làm việc, sẽ có những vấn đề nảy sinh, họ sẽ là những người có quyền đưa ra những giải pháp và giải quyết một cách phù hợp. Miễn sao, kết quả mà họ báo cáo lên ban lãnh đạo là kết quả tốt nhất. Quá trình mà nhân viên dưới quyền làm việc sẽ được quản lý, giám sát và đánh giá. Thông qua đó, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình hoạt động một cách dễ dàng, chi tiết.

Quản lý cấp trung trong doanh nghiệp là người có trách nhiệm quản lý và thực thi

Là một doanh nghiệp hiện đại và tiên tiến trong bước luôn cập nhật xu hướng phát triển và vận hành. Quản lý cấp trung là vị trí không thể thiếu và phải luôn được nâng cấp, đào tạo về năng lực quản lý chuyên nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp được vận hành trơn tru, đội ngũ phối hợp nhịp nhàng, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Trong một doanh nghiệp, không chỉ ban lãnh đạo phải nâng cấp kỹ năng lãnh đạo, chiến lược. Mà những người giữ vị trí quản lý cấp trung cũng cần được đào tạo theo lộ trình của doanh nghiệp. Họ cũng phải được đào tạo để nắm vững được hệ thống quản trị mà doanh nghiệp đang sử dụng, các ứng dụng hiện đại trong quản trị, quản lý. Quản lý cấp trung sẽ đưa ra các định hướng, chiến lược triển khai, các chiến thuật phù hợp, ý tưởng sáng tạo,… để đội ngũ nhân viên cấp dưới thực hiện một cách đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có những thứ chưa phù hợp thì nhân viên sẽ đề xuất với quản lý cấp trung để thay đổi hoặc đưa ra phương án phù hợp cho từng mục tiêu. Ban lãnh đạo – quản lý cấp trung – nhân viên sẽ phối hợp một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả để đạt kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Quản lý cấp trung phải có nhiều kỹ năng để quản lý nhân sự

2. Quản lý cấp trung gồm những ai trong doanh nghiệp? 

Trong doanh nghiệp sẽ có rất nhiều phòng ban, mỗi phòng ban sẽ có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Và các phòng ban luôn có sự kết nối mật thiết để cùng hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Quản lý cấp trung gồm những ai trong doanh nghiệp và bạn có muốn nỗ lực để có được vị trí quản lý cấp trung của một doanh nghiệp. Hãy cùng xem xét về vị trí quản lý cấp trung gồm những ai dưới đây.

  • Trưởng bộ phận/ trưởng phòng của doanh nghiệp: Họ có thể là trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng marketing, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng đào tạo, trưởng phòng tài chính, trưởng phòng sản xuất,… 
  • Giám đốc dự án hoặc giám đốc chương trình: Họ sẽ là những người quản lý các dự án triển khai, thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao từ ban lãnh đạo cấp cao. 
  • Quản lý đội nhóm: Họ thường được gọi là leader, họ có thể là trưởng nhóm quản lý hoạt động sản xuất, hoặc trưởng nhóm IT trong một công ty. 
  • Quản lý khu vực: Họ có thể quản lý cả một khu vực bán hàng hoặc một chuỗi các cửa hàng, hệ thống nhà máy thuộc khu vực,…  Vị trí khu vực quản lý sẽ được phân bố từ chiến lược phát triển, định hướng rõ ràng của doanh nghiệp. Người quản lý khu vực sẽ thực thi các nhiệm vụ từ ban lãnh đạo một cách sát sao, chuyên nghiệp. 
  • Giám đốc chi nhánh: Được hiểu là những giám đốc chi nhánh tỉnh/ khu vực trực thuộc công ty tổng, hoặc giám đốc chi nhánh ngân hàng. Họ giữ vị trí quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược, định hướng của tập đoàn, doanh nghiệp. Thúc đẩy giá trị của doanh nghiệp phát triển theo từng huyện, tỉnh, khu vực. 
  • Quản lý chức năng chuyên biệt: Họ có thể là những người quản lý đào tạo, quản lý chất lượng. Họ phải chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả. Thực hiện công tác quản lý để báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo. 
Quản lý cấp trung được đào tạo nhiều kỹ năng để phục vụ cho công việc hiệu quả nhất

Với những vị trí quản lý cấp trung rõ ràng trong doanh nghiệp trên, bạn có thể hiểu rõ được từng phòng ban cũng sẽ có định hướng phát triển nhân lực. Bản thân bạn cũng có thể nỗ lực để vươn tới những vị trí mà bạn mong muốn trong một doanh nghiệp. 

3. Đơn vị đào tạo giúp nâng cao kỹ năng của quản lý cấp trung 

Quản lý cấp trung là gì? Quản lý cấp trung gồm những ai? Những câu hỏi đó được nhiều nhân viên hỏi đến, cũng là thắc mắc của nhiều người trên hành trình phát triển sự nghiệp tại các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng đi tìm những khóa đào tạo để nâng cấp cho nhân viên của mình. Tại Học viện đào tạo HPM, khóa học đào tạo quản lý cấp trung được các chuyên gia hàng đầu đứng lớp đào tạo. 

Các giảng viên đều là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực như: TS. Lê Thẩm Dương, TS. Trần Quốc Việt, TS Lê Đỗ Duy Ân, Ths Phan Sơn, TS. Phan Tất Thứ. TS. Nguyễn Mạnh Hiền,…. Với nhiều năm thực chiến và đào tạo đa lĩnh vực, bạn sẽ nhận được giá trị thực tiễn trong khóa học. Không chỉ là lý thuyết, mà bạn có thể nắm vững được kiến thức, kỹ năng, công cụ quản trị giúp doanh nghiệp phát triển. 

Quản lý cấp trung có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp

Những kiến thức mới được thường xuyên cập nhật, các công cụ quản trị, quản lý được đào tạo chuyên sâu để học viên nắm bắt. Bên cạnh đó, khóa học đào tạo quản lý cấp trung cũng tạo môi trường để các học viên được kết nối, hỗ trợ và tương tác với nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. 

Học viện đào tạo HPM đã và đang được nhiều doanh nghiệp trên cả nước tín nhiệm trong lĩnh vực đào tạo. Với nhiều chương trình đào tạo chất lượng cao giúp cho học viên, doanh nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu nhất, đạt kết quả tốt nhất trên hành trình xây dựng thương hiệu.