Hotline: 0936.636.232

Nhân sự Gen Z: Thế hệ tự lập sớm nhờ tư duy tài chính khác biệt

Tạm coi Gen X và Millennials đời đầu là thế hệ “vượt khó”, khi đó tiền kiếm được chủ yếu phục vụ nửa dưới của tháp nhu cầu Maslow, bao gồm nhu cầu thiết yếu, nhu cầu an toàn và nhu cầu được kết nối xã hội.

Đến lượt Gen Z – thế hệ bị cộp mác “vượt sướng”, tiền dường như được cùng lúc phân bổ cho cả 5 cấp bậc nhu cầu, nếu không nói là có phần nhỉnh hơn cho nhu cầu thể hiện bản thân. Phương trình nhiều biến hơn tất yếu đòi hỏi tư duy tài chính phức tạp hơn. Cụ thể, có gì khác trong cách Gen Z kiếm tiền và tiêu tiền?

Gen Z tự lo sớm, tự do sớm

Nếu như phần lớn Gen X và Gen Y phải đợi đến sau tốt nghiệp đại học mới có được những khoản thu nhập đáng kể đầu tiên, thì thế hệ con em của họ Gen Z có xu hướng bắt đầu kiếm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Với sự xuất hiện của ngành công nghiệp sáng tạo nội dung và các nền tảng thương mại điện tử, người người nhà nhà đều có thể làm chủ, Youtuber, Tiktoker, KOL cho các nhãn hàng, qua đó tự trả lương cho mình ở bất cứ đâu và bất kỳ độ tuổi nào.

Gen Z ứng dụng công nghệ mở rộng kiếm tiền trên mọi nền tảng. Nguồn Google

Ông bà dạy “trẻ con cầm tiền sớm dễ sinh hư”, tuy nhiên Gen Z dường như đang chứng minh điều ngược lại. Cụ thể, Gen Z nhìn chung chủ động tìm hiểu về các công cụ quản lý tài chính cá nhân, đầu tư, tiết kiệm để tối ưu hoá số tiền tự tay kiếm được.

Họ cũng không ngại thử và sai để tự tìm ra cách thức phù hợp nhất với bản thân. Theo một khảo sát của nền tảng nghiên cứu tài chính SingSaver, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ họ đã bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi. Trong khi đó, chỉ có 41% Gen Y làm được điều tương tự ở độ tuổi này.

Ở bất cứ thời nào, “độc lập, tự do, hạnh phúc” vẫn luôn là chân lý. Với Gen Z – thế hệ đã có được sự giải phóng tương đối về tinh thần và tư duy, thì độc lập tài chính, và xa hơn, tự do tài chính, trở thành mục tiêu thức thời. Những đích đến đầy tham vọng này là động lực mạnh mẽ để Gen Z sớm vạch ra lộ trình và có những thói quen, lối tư duy rất văn minh trong câu chuyện về tiền bạc.

Gen Z dám “chill”, chịu làm

Với Gen Z, tiền là công cụ, khẳng định bản sắc cá nhân mới là đích đến. Bởi vậy, Gen Z nhìn chung không chọn “khổ trước sướng sau” mà phải là “sướng khổ song hành”, hay nói cách khác gắn việc kiếm tiền và tiêu tiền, hưởng thụ cuộc sống song song với nhau. Dịch theo “từ điển Gen Z” thì là “you only live once”.

Nếu trót đam mê một món đồ công nghệ mới ra, một mẫu giày limited edition, hay vé xem concert của thần tượng, một Gen Z điển hình nhiều khả năng sẽ sẵn sàng vay mượn để chốt đơn ngay và luôn, cùng lúc lên kế hoạch kiếm tiền để bù lại. Sẵn sàng trải nghiệm điều mới mẻ với nhu cầu thay đổi theo trend, Gen Z là thế hệ khẳng định phong cách sống, cá tính riêng thông qua các lĩnh vực chi tiêu thường nhật.

alt
Nguồn: MSB

Tâm lý & nhu cầu chi tiêu linh hoạt nói trên lý giải sự lên ngôi của các hình thức trả góp, mua ngay-trả sau (Buy now – Pay later). Đáng chú ý, thẻ tín dụng cũng trở thành một vật bất li thân với Gen Z, và được tối ưu hoá cho nhu cầu chill thông minh thông qua các ưu đãi hoàn tiền chi tiêu (cashback) hấp dẫn.

Tài chính không tiền mặt

Sự bùng nổ của các nền tảng số cùng với nhiều giải pháp Fintech trong những năm gần đây, kết hợp với xu hướng hạn chế tiếp xúc trong suốt thời Covid-19, góp phần thiết lập lại thói quen giao dịch của người trẻ. “Tài chính không tiền mặt” giờ đây là hoàn toàn khả dĩ và thể hiện sự ăn ý đặc biệt với xu hướng sống tối giản, ưa chuộng tính tích hợp, tối ưu trong mọi trải nghiệm.

Sự liên kết chặt chẽ giữa các nền tảng thanh toán cùng các công nghệ như thẻ ảo, định danh điện tử eKYC giúp dẹp tan sự cồng kềnh của ví tiền và những dòng mật khẩu, số tài khoản khó nhớ. Tiền vào tiền ra tất tần tật đều có thể xử lý qua app với vài cú quẹt thẻ, quét mã vừa nhanh, tiện lại vừa dễ dàng quản lý chi tiêu.

alt
Nguồn: MSB

Gen Z đầu chạy số, không ngừng tích tiểu thành đại

Không những nhạy cảm và sáng tạo hơn trong cách thức tạo ra thu nhập, Gen Z cũng có xu hướng tích tiểu thành đại và coi trọng những ưu đãi hay giá trị gia tăng nhỏ lẻ. Họ chịu chi, nhưng đồng thời cũng không ngại canh giờ săn sale và không bỏ phí một mã giảm giá nào.

Đối với các tín đồ mua sắm, những hình thức ưu đãi trực tiếp, có tính thanh khoản cao như hoàn tiền (cashback) được đặc biệt ưa thích, thậm chí còn hơn cả voucher hay tích điểm. Theo một khảo sát từ Dosh Dosh, 74% Gen Z nói rằng sẽ chi tiêu nhiều hơn nếu biết trước sẽ được hoàn tiền ít nhất 5%.

Nắm bắt được tâm lý này, không chỉ các nhà bán lẻ mà các sản phẩm ngân hàng số, Fintech hướng đến phân khúc người dùng trẻ cũng thường tích hợp nhiều ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn. Bên cạnh đó, một số tính năng độc đáo cũng góp phần giúp người dùng tối ưu chi tiêu, điển hình như lựa chọn cá nhân hoá lĩnh vực hoàn tiền theo thói quen tiêu dùng được MSB áp dụng trong sản phẩm thẻ tín dụng mDigi.

Thực tế và khắt khe hơn trong khâu “chọn mặt gửi vàng”

Sự lên ngôi của nền kinh tế không tiền mặt (cashless economy) khiến cho mối quan hệ giữa Gen Z với ngân hàng số và các dịch vụ Fintech càng thêm trực diện. Chinh phục và giữ chân Gen Z chưa bao giờ là một bài toán dễ, khi mà phân khúc này nổi tiếng là cầu kỳ, tiêu chuẩn cao nhưng độ trung thành lại thấp.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ), có hơn 50% khách hàng Gen Z sẵn sàng quay lưng nếu họ không có cảm giác được lắng nghe hoặc gặp những trải nghiệm đáng quên khi sử dụng dịch vụ.

Với Gen Z, ngân hàng số tốt thì nhất thiết ứng dụng phải ổn. “Ổn app” là gì? Là chạy mượt, nhanh. Là thiết kế trải nghiệm người dùng thông minh và tinh gọn. Ngược lại, một thao tác bị thiết kế “kém duyên” hay một hai giây lag cũng dễ dàng bị xoá bỏ.

Hơn thế, ứng dụng ngân hàng lý tưởng nên tích hợp càng nhiều ưu đãi càng tốt để cộng thêm giá trị gia tăng cho trải nghiệm mua sắm của chủ nhân.

Tự lập, tự do và tự tôn, Gen Z chắc hẳn là một nhóm khách hàng khó chiều nhưng cũng khơi gợi nhiều cảm hứng nhất cho không chỉ ngành tài chính mà mọi lĩnh vực kinh doanh trong thời đại số.