Nhân sự genz : đặc điểm và giải pháp quản trị
Gen Z là gì?
Thế hệ Gen Z chỉ tất cả các bạn trẻ sinh từ năm 1997 – 2012. Đây được xem là một thế hệ cực kỳ đặc biệt khi đã được sinh ra và sống cùng với thời đại Internet phát triển đến cực thịnh. Với Gen Z, Internet và công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong đời sống và công việc.
Đặc điểm của Gen Z rất khác biệt so với các thế hệ trước. Những bạn trẻ ấy có cá tính cực mạnh, xu hướng sống phóng khoáng hơn, thoải mái hơn. Vì thế, trước những sự biến động của công việc, đời sống, các bạn cũng dễ dàng đón nhận và thích nghi hơn.
Tại sao cần đặc biệt quan tâm đến nhân sự Gen Z?
Dự đoán vào năm 2025, Gen Z sẽ chiếm tới 25% tổng nguồn lực lao động tại Việt Nam. Trong khi thế hệ này lại có phong cách làm việc rất khác biệt so với các thế hệ trước đó. Thì việc tìm hiểu về đặc điểm của nhân sự gen Z là điều vô cùng quan trọng.
Các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp cần thấu hiểu phong cách làm việc của các bạn trẻ Gen Z nhằm: Có được chiến lược tuyển dụng hấp dẫn, thu hút được nhân tài; Khai thác được tối đa tiềm lực từ nhân sự Gen Z; Giữ chân được các nhân tài thế hệ Z.
Các đặc điểm của nhân sự GenZ
Để nhân sự Gen Z có thể hòa nhập được với doanh nghiệp, làm việc có hiệu quả, bộ máy quản lý và quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp phải đổi mới đa dạng. Để làm sao có thể đáp ứng được những đặc điểm khác biệt của những nhân tài trẻ tuổi.
Doanh nghiệp cần nỗ lực trong việc thúc đẩy tinh thần của các bạn trẻ. Kích thích họ phát huy hết khả năng chuyên môn. Cuối cùng là tạo môi trường làm việc lý tưởng nhất để phục vụ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Sau đây là 5 đặc điểm “nhận dạng” nhân sự Gen Z cực kỳ thú vị mà các doanh nghiệp cần nắm rõ:
Thích phá vỡ nguyên tắc
Mạnh mẽ và mạo hiểm hơn các thế hệ khác, Gen Z không ngần ngại phá vỡ những luật lệ đã được tổ chức đề ra. Ưu điểm là các bạn ấy có thể tạo ra những đột phá bất ngờ. Nhờ những ý tưởng sáng tạo và giải pháp quan trọng mà họ có thể xử lý công việc hiệu quả hơn nhiều.
Như vậy, rất khó để doanh nghiệp có thể ép buộc nhân sự Gen Z làm theo những tiêu chuẩn cứng nhắc trong công việc. Cũng rất khó để nhà tuyển dụng đưa ra những yêu cầu nhằm kiểm soát những nhân sự trẻ tuổi thuộc thế hệ Z.
Gen Z rất quan tâm đến chế độ lương thưởng, phụ cấp
Các thế hệ trước chú trọng hơn vào những công việc mang tính ổn định. Còn Gen Z thì lại luôn cảm thấy bức bối nếu cứ lặp đi lặp lại công việc 8 tiếng/ngày. Các bạn xem đó như một sự gò bó cả về thời gian và không gian, là một điều cản trở hiệu quả công việc.
Đặc điểm của nhân sự GenZ là rất sáng tạo và ưa thử thách. Nhất là những công việc yêu cầu di chuyển nhiều, phải lên kế hoạch, ý tưởng, tham gia dự án,… lại càng kích thích các bạn trẻ nhiều hơn. Các bạn sẵn sàng làm thêm giờ và thử sức với những công việc áp lực hơn.
Khi đó, Gen Z có được sự thoải mái và tự do để phát huy tối đa giá trị của mình. Đổi lại, các bạn cũng cực kỳ chú trọng vào những khoản lương thưởng, phụ cấp. Gen Z mong muốn nhận lại được những giá trị tương xứng với công sức mà họ đã cống hiến cho công việc.
Gen Z làm việc với góc nhìn đa chiều
Các doanh nghiệp có phong cách làm việc rập khuôn, bảo thủ có lẽ không phải là điểm đến lý tưởng của các nhân sự Gen Z. Các bạn trẻ thế hệ Z có góc nhìn đa chiều hơn trong công việc. Cộng với sự giúp sức mạnh mẽ từ Internet, các bạn sẽ đánh giá vấn đề ở mọi khía cạnh.
Nhờ vậy mà các bạn Gen Z hết sức tự tin vào khả năng làm việc của bản thân. Dễ dàng tạo được đột phá hơn nếu doanh nghiệp chịu lắng nghe và để cho họ được đóng góp, xây dựng ý tưởng trong công việc.
Nếu doanh nghiệp đưa ra những lời góp ý mang tính xây dựng, các bạn trẻ Gen Z sẽ rất tiếp thu. Coi đó là cơ hội để nâng cao chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Trái lại, những lời phê bình thiếu cẩn trọng có thể chạm đến “cái tôi” của Gen Z và kéo tinh thần các bạn ấy xuống.
Luôn bày tỏ quan điểm cá nhân rất rõ ràng
Một đặc điểm của nhân sự GenZ được thể hiện hết sức rõ ràng đó là họ luôn tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Các nhân sự trẻ không ngần ngại đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để công việc được giải quyết nhanh chóng với phương hướng tối ưu nhất.
Như vậy, trong các buổi làm việc nhóm, họp hành, nếu doanh nghiệp để cho các bạn được nêu ra quan điểm cá nhân một cách tự do. Như vậy, doanh nghiệp sẽ thấy được những cách nhìn hết sức mới mẻ và tiềm năng.
Khả năng làm việc của nhân sự thế hệ Z là rất đáng kỳ vọng. Họ cũng không dễ bị lung lay bởi những tác động xung quanh. Họ cũng rất trung thực và là những người “nói là làm”. Nên để khai thác được tiềm năng từ họ, doanh nghiệp cần khéo léo sắp đặt họ vào đúng việc.
Có xu hướng nhảy việc để thử thách bản thân
Có lẽ đặc điểm đáng ngần ngại nhất của nhân sự Gen Z đó là nhảy việc quá nhiều. Các bạn trẻ này có xu hướng đổi việc chỉ trong vòng 0.5 – 1 năm. Họ coi đó là cơ hội để tìm đến những công việc mới với nhiều thử thách hơn. Đương nhiên là cũng với mức lương cao hơn.
Gen Z có tham vọng nghề nghiệp cao hơn hẳn các thế hệ trước. Vì thế, doanh nghiệp cũng cần trang bị cho mình những giải pháp hiệu quả để giữ chân nhân tài. Nếu không, chỉ riêng việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới liên tục cũng tốn kém nhiều chi phí và thời gian.
Giải pháp giữ chân nhân tài Gen Z
Để giữ được những nhân tài trẻ tuổi lâu bền với doanh nghiệp. Thúc đẩy họ cống hiến nhiều hơn và mang lại nhiều giá trị tích cực hơn. Doanh nghiệp cần có những giải pháp khéo léo và đa dạng. Một số kinh nghiệm cho các doanh nghiệp có phần đông nhân sự là Gen Z như sau:
- Hãy luôn tạo ra cơ hội để nhân viên được tham gia vào môi trường văn hóa công sở. Cho họ thấy được họ chính là nhân tố quan trọng góp phần quyết định tương lai của doanh nghiệp.
- Tạo ra các chương trình gắn kết nhân sự, để các bạn trẻ Gen Z có thể chia sẻ bản thân mình nhiều hơn với đồng nghiệp, lãnh đạo. Đó chính là yếu tố tác động vào tinh thần, thúc đẩy cảm xúc cho các bạn trẻ làm việc nhiệt huyết hơn.
- Cân nhắc yếu tố thời gian và không gian làm việc linh hoạt. Có thể dành một vài ngày trong tháng cho các bạn trẻ Gen Z làm việc ở nhà hay quán cà phê, nơi họ cảm thấy thoải mái và dồi dào ý tưởng thay vì chỉ ở văn phòng.
- Đề cao các cuộc họp, buổi làm việc nhóm, team work, team building,… Đây là cơ hội để họ chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong công việc. Cũng giúp họ cảm thấy dễ chịu, gần gũi và muốn gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn.
- Luôn duy trì các nguyên tắc giao tiếp hiệu quả kể cả khi đang làm trên văn phòng hay làm việc từ xa. Vì các bạn trẻ Gen Z có nhu cầu giao tiếp rất cao (đặc biệt là khi nhắn tin). Việc không giao tiếp khiến các bạn ấy rơi vào trạng thái bị cô lập, khó làm việc.