MÔ HÌNH AIDA VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG AIDA TRONG MARKETING HIỆN ĐẠI
Tại sao mô hình AIDA lại được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều trong chiến dịch Marketing 4.0?
Mô hình AIDA và chiến lược ứng dụng AIDA trong Marketing hiện đại
Mô hình AIDA là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong các chiến dịch Marketing. Áp dụng mô hình AIDA giúp doanh nghiệp “dẫn dắt” tâm lý khách hàng đi qua các giai đoạn để từ đó đẩy nhanh quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy mô hình AIDA là gì? Ứng dụng mô hình AIDA trong Marketing như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây:
1. Tổng quan về mô hình AIDA
1.1. Mô hình AIDA là gì?
Mô hình AIDA, hay còn được gọi là phễu marketing AIDA, là một trong những công thức điển hình được áp dụng rộng rãi trong quảng cáo & tiếp thị.
Mô hình AIDA được viết tắt từ Attention – Interest – Desire – Action, tương ứng với 4 giai đoạn nhận thức mà khách hàng phải trải qua khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là thúc đẩy khách hàng thực hiện những hành động chuyển đổi sang giai đoạn tiếp theo bằng cách xây dựng những nội dung, thông điệp thu hút để lôi kéo tâm lý nhóm đối tượng mục tiêu.
Mô hình AIDA rất linh hoạt và có thể áp dụng trong hầu hết các chiến dịch Marketing với đa dạng các phương thức khác nhau từ các kênh online (website, social media, paid advertising,…) cho đến kênh offline (billboard, ấn phẩm,…)
1.2. 4 yếu tố chính của mô hình AIDA
Attention – Thu hút sự chú ý của khách hàng
Giai đoạn đầu tiên của mô hình AIDA là Attention – nghĩa là lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Khâu Attention đóng vai trò nền tảng để doanh nghiệp tiếp cập bước đầu với khách hàng mục tiêu, đảm bảo cho họ biết đến sự tồn tại của thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ.
Theo Viện Tài chính Doanh nghiệp, giai đoạn này thường bị bỏ qua bởi nhiều doanh nghiệp cho rằng khách hàng đã biết về họ. Đây là một sai lầm chủ quan bởi ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần xây dựng nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng và tạo sự hứng thú để họ tiến sâu hơn vào hành trình mua hàng.
Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng là sản xuất những nội dung độc đáo, ấn tượng. Khách hàng sẽ dễ bị thu hút bởi những thông điệp gây sốc, giật tít hoặc những hình ảnh kích thích về mặt thị giác. Ngoài ra, những thông điệp với nội dung được cá nhân hóa theo sở thích, thị hiếu theo từng nhóm đối tượng cũng khiến khách hàng tập trung vào thương hiệu của bạn.
Interest – Gây hứng thú cho khách hàng
Một khi đối tượng khách hàng mục tiêu đã biết đến sự tồn tại của thương hiệu cũng như sản phẩm, dịch vụ mà bạn bán, hãy nắm bắt sự quan tâm của họ! Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần thấu hiểu những khó khăn, thách thức mà người tiêu dùng phải đối mặt và chứng minh rằng mình chính là giải pháp mà họ đang tìm kiếm. Bằng cách xác định pain point (điểm đau) của khách hàng, các nhà tiếp thị sẽ đưa ra những nội dung liên hệ với giải pháp cho các vấn đề của họ.
Ngoài ra, nội dung được truyền tải cũng cần đính kèm những minh chứng cụ thể thể tăng độ tin cậy thông qua các case study, câu chuyện của khách hàng và những lời chứng thực. Điều này thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng bởi vì nó cho thấy rằng những người mua khác đã nhận được kết quả mà họ mong đợi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ này.
Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ là nội dung cần phải dễ hiểu và dễ đọng lại cảm xúc với những thông điệp ngắn gọn, mạnh mẽ, nếu không người tiêu dùng sẽ mất hứng thú.
Desire – Khơi dậy khao khát của khách hàng
Sau khi đã duy trì sự quan tâm của khách hàng, đã đến lúc khiến họ muốn mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bước Desire bao gồm việc thu hút các giác quan logic của khách hàng và chỉ ra lý do tại sao họ cần sản phẩm, dịch vụ của bạn. Để làm tốt ở bước này, hãy tập trung vào lợi ích, giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang lại thay vì công dụng, tính năng.
Ngoài việc lôi cuốn các giác quan logic, doanh nghiệp cũng cần tạo ra sự kết nối về mặt cảm xúc để khơi dậy sự khao khát nơi khách hàng. Để làm được điều này, hãy sử dụng những từ ngữ có tính biểu cảm cao.
Action – Thôi thúc khách hàng hành động
Bước cuối cùng trong mô hình AIDA là chuyển hóa những suy nghĩ, cảm xúc của khách hàng thành hành động cụ thể. Những hành động có thể được khách hành thực hiện bao gồm mua hàng, liên hệ tư vấn, đặt lịch hẹn, đăng ký trải nghiệm,…
Yếu tố quyết định sự thành công ở bước cuối cùng là chiến thuật sử dụng Call To Action (CTA). Lời kêu gọi hành động là chỉ dẫn ngắn điều hướng người tiêu dùng thực hiện những hành động chuyển đổi. Bất kể CTA là gì, nó cần phải rõ ràng và cuốn hút để thôi thúc khách hàng thực hiện hành động ngay lập tức.
1.3. Mô hình AIDA mở rộng
Trải qua hàng chục thập kỷ, mô hình AIDA vẫn chứng minh được tính hữu dụng bởi khả năng ứng dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong thời đại bùng nổ thông tin, mô hình này đã có những cải tiến với những phiên bản biến thể khác nhau để phù hợp với thị hiếu của đối tượng mục tiêu. Các yếu tố được mở rộng từ mô hình AIDA trong Marketing có thể kể đến như:
Retention – Giữ chân khách hàng: Khi đã thành công chinh phục được khách hàng, điều quan trọng là phải xây dựng lòng trung thành để họ quay lại vào những lần sau. Cung cấp những chương trình khách hàng thân thiết hoặc các khuyến mãi, tích điểm sẽ giúp khách hàng ở lại lâu hơn với thương hiệu.
Satisfaction – Đảm bảo khách hàng hài lòng: Hành trình mua hàng không chỉ kết thúc khi khách hàng đã có được sản phẩm, một giai đoạn mới sẽ mở ra khi họ sử dụng và có những cảm nhận, đánh giá so sánh với những kỳ vọng trước đó. Bởi vậy, bạn phải đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất sau mua cho khách hàng và khiến họ hài lòng về sản phẩm. Bằng cách thực hiện những nội dung chăm sóc khách hàng như khảo sát, tiếp nhận phản hồi.
2. Chiến lược ứng dụng mô hình AIDA trong Content Marketing
Ứng dụng mô hình AIDA trong Marketing để sản xuất các nội dung như bài viết SEO, Email hay bài đăng mạng xã hội là “bí kíp” được các Marketers sử dụng nhằm giảm tỷ lệ thoát trang, tăng mức độ tương tác và khiến khách hàng thực hiện các hành động chuyển đổi. Vậy làm thế nào để triển khai Content Marketing theo chuẩn mô hình AIDA. Hãy theo dõi các bước dưới đây:
Attention – Xây dựng tiêu đề độc đáo
Để thu hút sự chú ý của khách hàng, bước đầu bạn cần sáng tạo một tiêu đề và mô tả lôi cuốn “đập vào mắt” người đọc. Những yếu tố làm nên một tiêu đề hấp dẫn, độc đáo mà bạn có thể sử dụng:
Nhấn mạnh vào tính cấp thiết: Đây là phương pháp sử dụng hiệu ứng FOMO (Nỗi sợ bị bỏ lỡ) để đánh vào tâm lý đối tượng khách hàng mục tiêu. Hãy nhấn mạnh vào tính cấp thiết trong tiêu đề bằng những từ ngữ mạnh khiến người đọc sốt sắng và không muốn bị bỏ lỡ.
Ví dụ một số cụm từ có thể sử dụng như “Cơ hội duy nhất”, “Đừng bỏ lỡ”, “Bạn sẽ hối tiếc nếu bỏ qua…”
Cá nhân hóa nội dung: Một nghiên cứu từ Statista tiết lộ rằng nội dung được cá nhân hóa đạt được 17.5% số lần nhấp so với 11.4% nội dung không được cá nhân hóa. Bởi vậy hãy nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
Ví dụ: “…dành cho những nhà quản lý tài ba”, “các marketer cần phải biết…” là những mô tả sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu hơn.
Khơi dậy sự tò mò: Bạn có thể khơi dậy sự tò mò bằng cách đặt câu hỏi cho độc giả. Lưu ý rằng những câu hỏi nên đánh vào những băn khoăn, thắc mắc hiện tại của khách hàng và đảm bảo bạn sẽ cung cấp câu trả lời trong bài viết.
Ví dụ: “Bạn có biết?”, “Lựa chọn nào dành cho bạn?”
Sử dụng ưu đãi: Đừng ngại sử dụng những từ như “miễn phí” hoặc “khuyến mại” để thu hút sự chú ý từ người đọc.
Ví dụ: “Miễn phí dùng thử – trải nghiệm ngay!”
DO! | DON’T |
· Sử dụng các từ khóa quan trọng ở đầu tiêu đề thay vì ở giữa hoặc cuối · Tiêu đề gây sốc hoặc giật tít · Mô tả meta lôi cuốn | · Tiêu đề chung chung, mơ hồ · Sử dụng những câu nói sáo rỗng như “Bạn có một chút thời gian không?” |
Interest – Khai thác mối quan tâm của khách hàng
Khi đã thành công thu hút được sự chú ý của người đọc, hãy điều hướng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn bán. Có nhiều cách triển khai nội dung khác nhau để làm điều này:
Kể chuyện: Kể chuyện là một phương pháp đã được thử nghiệm và thử nghiệm vì nó dựa trên cảm xúc của mọi người. Nếu mọi người cảm thấy kết nối với câu chuyện của bạn, rất có thể họ sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn.
Ví dụ: “Chúc bạn một năm mới tốt lành nhất. Tết Nguyên Đán này, hãy tạo bất ngờ cho những người thân yêu của bạn bằng một món quà truyền cảm hứng để họ làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày. ” – Apple
Nhấn mạnh vào điểm đau: Như đã nói ở trên, người tiêu dùng luôn không ngừng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của họ. Việc của bạn là giúp họ tìm ra chúng dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy tạo ra sự liên kết với khách hàng bằng cách nêu bật những vấn đề mà họ quan tâm.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn giúp các bậc cha mẹ đang đi làm có những bữa ăn tiện lợi, dễ dàng, thì một cách để thu hút sự quan tâm của họ là sản xuất nội dung nói về việc khó khăn như thế nào để có được bữa tối đủ đầy trên bàn sau một ngày bận rộn.
Từ ngữ mang tính biểu cảm mạnh: Muốn lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, hãy tập trung khai thác cảm xúc của họ bằng cách tận dụng từ ngữ có sắc thái biểu cảm cao.
Ví dụ: Khi muốn nhấn mạnh vào “điểm đau” của khách hàng, những cụm từ như “lo lắng”, “thất vọng” hay “bối rối” sẽ tạo nên sự đồng cảm mạnh mẽ khi khách hàng liên hệ với bản thân họ. Sau đó, bạn có thể sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm giác hài lòng khi khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ chẳng hạn như “thoải mái”, “tự do”,…
Bao gồm dữ kiện: Sử dụng dữ kiện là một trong những cách giúp xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng. Bạn có thể sử dụng một sự thật thú vị (fact) hoặc những con số thống kê để khiến người đọc hứng thú và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ: Bạn có biết – 90% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là công cuộc mang tính sống còn, quyết định chỗ đứng của họ trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ có 56% doanh nghiệp số hóa hoạt động một cách hiệu quả.
DO! | DON’T |
· Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của bạn · Sử dụng ngôn ngữ quen thuộc, gần gũi · Tập trung khai thác yếu tố cảm xúc | · Diễn giải dài dòng, lê thê · Quá tập trung vào các tính năng, công dụng của sản phẩm |
Desire – “Đánh thức” mong muốn của khách hàng
Ở giai đoạn này, bạn phải tạo ra mong muốn được sở hữu sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Hãy nhớ rằng: bạn phải bán các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ chứ không phải các tính năng.
Giả sử bạn đang truyền thông một Webinar về cách viết các bài đăng blog. Thay vì nói, “Webinar này sẽ chỉ cho bạn cách viết blog”, bạn có thể dẫn đầu bằng một câu hỏi. Ví dụ: “Bạn có đang gặp khó khăn khi viết một blog hấp dẫn không? Tìm hiểu ngay những bí kíp sáng tạo nội dung blog cuốn hút, X2 tỷ lệ chuyển đổi và tiết kiệm thời gian tại Webinar của chúng tôi”
DO! | DON’T |
· Làm nổi bật USP của sản phẩm · Trình bày các lợi ích tập trung vào khán giả | · Sa đà vào quảng cáo sản phẩm |
Action – Kêu gọi hành động
Ở giai đoạn cuối cùng của mô hình AIDA, kỹ thuật sử dụng CTA sẽ quyết định khách hàng có thực hiện hành động chuyển đổi hay không.
Ví dụ: Trên quảng cáo in, CTA có thể là “Ghé thăm cửa hàng gần bạn”, trong khi trên các trang đích, CTA có thể là “Đặt hàng ngay”. Trong email, CTA có thể bao gồm “Truy cập trang web để tìm hiểu thêm”, trong khi trên mạng xã hội, CTA có thể là “Chia sẻ bài đăng này”.
DO! | DON’T |
· Dẫn link đến những bài viết nội bộ khác · Cung cấp biểu mẫu đăng ký · CTA ngắn gọn, thúc đẩy hành vi | · Bố trí quá nhiều CTA trong bài viết · CTA không phù hợp với định hướng nội dung bài viết |
3. Đo lường mô hình AIDA
Giai đoạn Attention – Giúp bạn biết kênh nào đang thúc đẩy lượng traffic đến trang web của bạn.
Công cụ được sử dụng: Số lần hiển thị và CTR (Click-through-rate) để xem liệu mọi người có chú ý đến nội dung của bạn hay không.
Giai đoạn Interest – Đo lường mức độ tương tác tổng thể trên trang web của mình để biết được khách hàng có thực sự quan tâm đến nội dung mà bạn chia sẻ hay không.
Công cụ được sử dụng:
Lượt truy cập. Đây là số phiên mà khách truy cập có trên trang web
Thời gian trung bình trên trang: Khoảng thời gian mà khách hàng ở lại trang để đọc bài viết.
Các nguồn traffic. Công cụ tìm kiếm, lưu lượng truy cập hiển thị, giới thiệu từ các trang khác dẫn đến
Tỷ lệ thoát (BR). Phần trăm những người truy cập vào trang web của bạn không nhấp vào bất kỳ thứ gì và sau đó rời đi. Con số này càng cao, mức độ tương tác của bạn càng thấp. Bởi vậy hãy đảm bảo giữ chỉ số này ở mức tối thiểu
Giai đoạn Desire – Đo lường ở giai đoạn này sẽ giúp khách hàng có thực sự mong muốn và dành thời gian tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không.
Công cụ được sử dụng:
- Lượng khách truy cập trở lại. Đây là số người không phải là khách đến thăm lần đầu. Nó giúp đo lường quy mô đối tượng.
- On-site search (Tìm kiếm tại chỗ). Lượng tìm kiếm những từ khóa nội bộ khác trên trang web của bạn.
- Giai đoạn Action – Giai đoạn này sẽ giúp bạn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi của mình. Nếu tất cả các chỉ số khác đều tuyệt vời nhưng có tỷ lệ chuyển đổi thấp, vấn đề có thể nằm ở đây.
Công cụ được sử dụng:
- Lượt tải xuống tài liệu.
- Lượng khách hàng để lại thông tin liên lạc.
- Lượng tin nhắn đổ về box chat.
Qua bài viết trên HPM EDU đã mang đến cho độc giả góc nhìn toàn diện về mô hình AIDA cũng như kỹ năng ứng dụng mô hình AIDA trong marketing hiệu quả.
HPM tự hào là đơn vị uy tín trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp, sẵn sàng đồng hành để góp phần nâng cao chất lượng doanh nghiệp toàn quốc trong thời đại công nghệ 4.0!
XEM THÊM: http://giamdocdieuhanh.hpm.edu.vn/
———————