KPI LÀ GÌ? QUY TRÌNH TRIỂN KHAI KPI TỐI ƯU CHO DOANH NGHIỆP
Quản trị nhân sự KPI là một phương pháp quản lý bằng cách đo lường hiệu quả công việc của nhân viên theo một mức cụ thể mà doanh nghiệp xây dựng.
Tư vấn KPI Hải Phòng: KPI là gì và phải tối ưu theo quy trình nào?
Nếu bạn xây dựng hệ thống KPI cho đội ngũ nhân viên, nó sẽ giúp cho hoạt động quản trị của doanh nghiệp chuẩn chỉnh, khách quan và minh bạch. Tính đến thời điểm hiện tại, KPI được đánh giá là công cụ chính xác nhất để đo lường các chỉ tiêu đánh giá nhân viên trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc theo dõi KPI và nắm rõ được công thức của công cụ này là điều cần thiết cho doanh nghiệp.
Định nghĩa KPI là gì? Tầm quan trọng của KPI?
KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc, là công cụ trung gian để đo lường, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Điều này được thể hiện rõ ràng trên bảng tính của KPI thông qua các con số cụ thể, tỷ lệ % hoàn thành, chỉ tiêu định lượng. Thông qua đó, các doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên cũng như hoạt động chung của của cả đơn vị.
Hầu hết, các doanh nghiệp hay áp dụng KPI ở nhiều mức khác nhau để đánh giá độ năng suất làm việc của nhân viên đối nhắm vào các chỉ số, chiến lược chung của doanh nghiệp. Mặt khác, KPI ở mức thấp thường được áp dụng cho nhân viên hoặc bộ phận nhằm đánh giá hiệu suất những công việc, tiến trình nhỏ lẻ.
Quy trình triển khai KPI tối ưu cho doanh nghiệp
Xây dựng hệ thống KPI theo quy trình sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra được trơn tru và đạt hiệu quả cao hơn.
1. Xác định đối tượng thiết lập hệ thống KPI
Đối tượng lên kế hoạch xây dựng hệ thống KPI bắt buộc phải là người nắm vững chuyên môn, xác định rõ ràng các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để đảm bảo được tính thống nhất, hiệu quả thì cũng cần nhận được sự góp ý từ các bộ phận, cá nhân liên quan trong doanh nghiệp.
Lợi thế trong bước đầu tiên này đó là mang lại tính khả thi cao và thể hiện minh bạch các chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong doanh nghiệp. Nhưng việc xây dựng KPI cũng sẽ gặp một số bất cập đó là sự thiếu khách quan trong xây dựng hệ thống KPI.
2. Xác định vai trò, nhiệm vụ của các phòng ban
Khi xây dựng hệ thống chỉ số KPI, doanh nghiệp sẽ cần phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng phòng ban hay cá nhân. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi mỗi bộ phận sẽ có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau, nên sẽ không thể đánh đồng KPI mà cần phải theo sát bản mô tả công việc của họ.
3. Xác định vị trí chức danh, nhiệm vụ của từng phòng ban
ở bước này, doanh nghiệp cần phải có bản mô tả cụ thể, rõ ràng về công việc của vị trí nhân viên đảm nhiệm tại đơn vị. Đây là cơ sở quan trọng để thiết lập nên hệ thống KPI bám sát nhất. Thông qua đó, đội ngũ nhân viên hay quản lý các cấp sẽ phải thực hiện đúng những công việc nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình để đạt được mục tiêu đã đưa ra.
4. Xác định chỉ số của hệ thống KPI
Việc xác định các chỉ số hiệu suất của hệ thống KPI sẽ được chia theo tiêu chí sau:
KPI của các phòng ban thông thường sẽ dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó. Người thiết lập hệ thống KPI sẽ đưa ra chỉ số chung dựa theo bản mô tả công việc và đây là tiền đề để xây dựng KPI của từng vị trí.
KPI cho từng vị trí chức danh: Việc xây dựng KPI cho người lao động sẽ dựa trên bản mô tả công việc của họ. Bên cạnh đó, các con số KPI phải đảm bảo được tiêu chí liên quan đến SMART để đảm bảo tính khách quan. Hơn nữa, KPI cần đánh giá tổng quan lại theo tháng, quý hoặc năm.
5. Xác định khung điểm cho từng công việc cụ thể
Mỗi chỉ số sẽ có mức thang điểm đánh giá khác nhau, nó sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành và hiệu suất công việc. Thông thường, thang điểm KPI sẽ chia thành 2 đến 5 mức độ tương ứng với số điểm cụ thể.
Theo cách tính này, nếu doanh nghiệp càng phân thành nhiều mức độ điểm thì việc đánh giá hiệu quả công việc sẽ mang tính khách quan cao. Nhưng mặt trái của vấn đề này lại nằm ở chỗ: Nếu công việc chia quá nhỏ các tiêu chí, mức độ cũng gây ra không ít khó khăn khi xác định điểm số.
6. Đo lường – đánh giá chung – điều chỉnh
Dựa vào những khung điểm được nêu ở bước 5, cấp quản lý phòng ban sẽ tổng kết lại điểm số cũng như đưa ra đánh giá, đồng thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp nếu có vấn đề.
Tùy thuộc vào từng phòng ban, vị trí khác nhau trong doanh nghiệp mà các quản lý sẽ tùy chỉnh linh động chỉ số KPI. Hiện nay, các doanh nghiệp thường thuê các chuyên gia tư vấn, có nhiều kinh nghiệm, kết hợp cùng nhân viên trong đơn vị họ để đánh giá và đưa ra mức chỉ tiêu KPI phù hợp.
HPM tự hào là đơn vị uy tín trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp, sẵn sàng đồng hành để góp phần nâng cao chất lượng doanh nghiệp toàn quốc trong thời đại công nghệ 4.0!
XEM THÊM: http://giamdocdieuhanh.hpm.edu.vn/
——————–